Chi tiết tin

Gương phụ nữ tiêu biểu

Vươn lên để bắt kịp xu thế

Thứ hai - 13/09/2021 21:28   Đã xem: 680
         Với suy nghĩ tích cực, năng động, vươn lên chị Trương Thị Luyến, sinh năm 1964, hội viên phụ nữ thôn Lý Trường, xã Bình Phú không những xây dựng mô hình kinh tế thu lãi hàng chục triệu đồng mỗi năm, tạo công ăn việc làm cho chị em phụ nữ tại địa phương, nuôi con ăn học thành tài mà còn tiên phong trong hoạt động Hội.
          Tư duy tích cực, nghị lực phi thường

       Chị Luyến sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo xã Bình Phú, là xã thuộc vùng trung du, phần lớn đất đai là đồi gò, rừng núi, khô cằn, bạc màu. Năm 1985 khi vừa tròn 20 tuổi chị kết hôn với anh Nguyễn Hồng Quế người cùng địa phương. Cuộc sống gia đình gắn với mảnh ruộng quê đầy nắng gió gặp không ít khó khăn, nhưng gia đình anh chị luôn tràn ngập niềm vui, hạnh phúc của tiếng cười của 04 đứa con thơ. Những tưởng cuộc sống cứ vậy hạnh phúc theo tháng năm. Thế nhưng, vào năm 2005 một tai nạn bất ngờ xảy ra đã cướp đi của chị người chồng yêu quý, các con thơ sớm phải mồ côi cha.
           Nổi đau bất ngờ và quá lớn tưởng chừng như quá sức với người phụ nữ nhỏ bé, nhưng vì các con chị chôn chặt nổi đau vào sâu thẳm tâm hồn để vươn lên vừa làm cha, vừa làm mẹ nuôi các con nên người.
          Chị tâm sự, lúc bấy giờ: “Thân tôi như cánh vạt, lặn lội khắp trời mây, kiếm miếng cơm manh áo, cho con mướn qua ngày”
Một gánh hai vai lo cho 04 con ăn học, lúc nắng lúc mưa, khi đau khi ốm, khó khăn không thể nào nói hết. Nhưng với chị, dù vất vả khó khăn thế nào đi nữa thì chị cũng quyết tâm, cố gắn, động viên các con cố gắn học giỏi, quyết không cho các con nghỉ học giữa chừng. Chị luôn răn dạy 04 con: “Làm người có thể chưa giàu về vật chất nhưng không thể nghèo về đạo đức và kiến thức”. Thương mẹ vất vả, các con của chị luôn chăm ngoàn học giỏi và niềm vui đến với chị thật lớn, khi thời gian qua đi, lần lượt các con chị thi đỗ vào các trường đại học.
           Hành trình thắp sáng ước mơ
         04 con của chị, 02 cháu lớn học tại Đại học Quảng Nam, 02 con nhỏ học Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, để vẹn đôi đường, năm 2007 chị quyết định gửi 2 con lớn ở lại cho người thân, còn chị chuyển theo 02 con nhỏ vào Nam. Những ngày đầu lạ lẫm nơi đất khách quê người, bao năm quen với ruộng vườn, quen với hạt lúa, củ khoai, nay bỏ cái liềm, cái cuốc đến phố xá bôn chen, nhộn nhịp, chị gặp không ít khó khăn. Rồi dần dần chị hòa nhịp với cuộc sống, tìm kiếm việc làm, vừa làm vừa tự học việc. Thế là hành trinh thắp sáng ước mơ của chị cho các con bắt đầu và kéo dài đến tận 12 năm rong ruổi nơi đất khách quê người.
         12 năm lặn lội quên cái nắng, cái gió, quên cả thân mình để lao vào làm việc tại các công ty ở Sài Gòn kiếm tiềm lo cho các con ăn học. Cũng trong chừng ấy thời gian, chị bắt nhịp với cuộc sống mới, vừa làm việc, chị vừa trải nghiệm, cảm nhận cuộc sống bên ngoài. Từ đó chị không ngừng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân. Chị tâm sự: “Tôi học tập được rất nhiều mô hình làm kinh tế. Mỗi ngày, mỗi nơi tôi đến từ phố xá nhộn nhịp đến vùng cao nguyên hay về đồng bằng sông nước đều có dấu chân tôi. Những nơi ấy họ đều có cuộc sống rất tốt, điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi. Và những nơi tôi đến, những người tôi gặp đều là những người thầy, người cô dạy cho tôi học hỏi và làm hành trang để tôi vươn lên trong cuộc sống”.
       Sau 12 năm, trên con đường thắp sáng ước mơ thoát khỏi cái nghèo, hiểu được được nổi khổ của mẹ, các con chị đều chăm ngoan học giỏi, tốt nghiệp ra trường với 04 tấm bằng Đại học và có việc làm ổn định tại thành phố Hồ Chí Minh.
         Tích cực lao động, xây dựng gia đình hạnh phúc
         Các con ra trường và đều có việc làm ổn định. Những tưởng chị sẽ tiếp tục ở lại với đô thị phồn hoa, nơi mà các con chị đang tiếp tục hành trình lập nghiệp thì chị quyết định về lại quê nhà. Chị tâm sự: “Có đi xa mới thấm nổi nhớ nhà. Tình yêu quê hương luôn thôi thúc tôi trở lại. Quê hương, ở đó vẫn còn một nữa của tôi nằm yên đó”. Và chị tin rằng, “Đi một ngày đàn, học một sàn khôn” những kiến thức chị đã tích lũy được sẽ giúp chị làm giàu trên chính quê hương của mình. Chị tâm sự: “Chúng ta lớn lên trong thời bình, đất nước đang trên đà phát triển. Ruộng đất có, sức khỏe nhiều, thì không thể nghèo trên chính quê hương của mình được”.
          Đầu năm 2019, chị Trương Thị Luyến trở về quê hương. Về lại nhà sau bao năm xa vắng, mảnh vườn nhỏ, ruộng đất xưa nay đã đầy hoang hóa, cỏ cây, gai gốc mọc um tùm. Xác định làm lại cuộc đời ở tuổi xế chiều với nhiêu vất vả nhưng chị không hề nản lòng mà chỉ nghĩ đến tương lai, với khát vọng thực hiện hóa những kiến thức mà chị đã tự học được áp dụng trên chính quê hương của mình.
        Chị bắt tay vào cải tạo lại mảnh vườn với việc làm đầu tiên là thuê nhân công đưa máy móc vào san ủi lại vườn nhà, trong đó 06 sào đất chị dành riêng để trồng sen, 7 sào đất ao lò gạch chị cải tạo lại làm ao nuôi cá và thả sen. Đất bờ ao chị trồng dừa xiêm và xem kẻ trồng chuối. Trên những lối đi quanh vườn nhà chị trồng cau và dành một mảnh đất nhỏ che lưới trồng rau sạch. Đất màu chị trồng mít Thái, ổi tím Đài Loan, bưởi da xanh, mận và cam đường.
Đến nay diện tích trồng sen đã cho thu hoạch 02 vụ/năm, với gia bán: Sen chưa bóc võ từ 40.000đ-60.000đ/kg, Sen đã bóc vỏ từ 130.000đ-200.000đ/kg và 600.000đ/kg tim sen khô. Ngoài ra chị còn tận dụng củ sen, lá sen, vỏ sen, đài sen để làm trà, bán khi khách hàng cần, ủ làm phân bón,... Như vậy, chi phí xong, lợi nhuận chị thu được trên 3 triệu/sao, so với lúa chị tính lợi luận gấp 3 lần. Ngoài việc, trồng sen để phát triển kinh tế gia đình thì mỗi năm đến mùa thu hoạch sen, chị còn tạo điều kiện, giải quyết việc làm cho 03-04 lao động nữ tại địa phương, với tiền công 50.000đ/kg sen bóc vỏ. Bên cạnh đó thì các loại cây ăn quả cũng đã cho thu hoạch. Thị trường tiêu thu chủ yếu bán sĩ tại vườn, ngoài ra còn chị còn bỏ sĩ bán tại thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác khi khách hàng có nhu cầu.
          Với phương châm “Sạch trong sản xuất, chế biến, kinh doanh” đã tạo nên sự khác biệt trong sản xuất của chị là chị trồng, chăm sóc hoàn toàn bằng việc ủ phân hữu cơ vi sinh, hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hóa học và không sử dụng các loại thuốc hóa học.
         Đồng thời với việc sản xuất sạch, bền vững thì việc phát triển sản xuất mô hình trồng sen cũng là một trong những mô hình kinh tế mới tại địa phương. Qua đó, chị đã góp phần cùng với địa phương tìm ra hướng đi mới cho bà con quê nhà với nền nông nghiệp sạch bền vững, mô hình kinh tế phù hợp.
Từ 02 bàn tay, khối óc, sự dẻo dai, ý chí, nghị lực phi thường chị đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng những kiến thức tự học, tự trải nghiệm trên chính quê hương của mình. Đến nay, chị đã xây dựng được cho bản thân một cơ ngơi bền vững, với thu nhập từ 70 triệu đến 80 triệu/năm, xây dựng nhà sạch, vườn đẹp mà bao người nhìn vào đều ao ước, học tập và làm theo. Con cái đều chăm ngoan, học giỏi, ra trường có việc làm ổn định.

 

                Hình ảnh:  chị Luyến đang thu hoạch sen

 

                    Hình ảnh:  Chị Luyến bên luống rau sạch

           Nhiệt tình với công tác Hội
          Về lại quê nhà sau bao năm vất vả mưu sinh lo cho con ăn học thành tài, trở lại quê nhà từ mảnh vườn hoang, đến nay trở thành vườn mẫu để chị em, bà con học tập, làm theo. Chị không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động, hưởng ứng thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động do Hội triển khai. Chị luôn gần gũi, mở lòng chia sẽ kinh nghiệm trong sản xuất với chị em mà không hề giữ lại bí quyết riêng cho mình. Chị thường xuyên đóng góp, ủng hộ cùng với chị em xã nhà, thôn, tổ thăm hỏi giúp đỡ chị em khó khăn, động viên các chị cố gắn vươn lên trong cuộc sống.

          Với những cố gắng và nỗ lực nuôi dạy con vừa có đức, vừa có tài, xây dựng gia đình hạnh phúc. Gia đình chị đã góp phần tô thắm thêm truyền thống hiếu học của mảnh đất Bình Phú, góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào thì luôn nâng cao tinh thần học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, là tấm gương sáng được chị em phụ nữ yêu quý, là điển hình phụ nữ tiêu biểu cấp huyện năm 2020, được Hội LHPN huyện biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền để chị em học tập làm theo./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

quangcaotrai1
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1,434
  • Tháng hiện tại27,514
  • Tổng lượt truy cập537,527
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây