Chi tiết tin

Hoạt động hội

Đa dạng hóa hình thức huy động nguồn lực thực hiện an sinh xã hội, chăm lo Hội viên Phụ nữ

Thứ tư - 15/02/2023 21:56   Đã xem: 172

Thăng Bình là huyện có dân số đông, địa bàn rộng, địa hình chia thành 3 vùng: Vùng Tây, vùng Trung, vùng Đông. Là huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, vì vậy đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những phụ nữ yếu thế như nghèo, đơn thân, bệnh tật, trẻ em mồ côi, khó khăn,...

     Hằng năm trên cơ sở khảo sát, nắm bắt tình hình đời sống, nhu cầu cần giúp đỡ của các hộ phụ nữ nghèo, trẻ em mồ côi, khó khăn,… Hội đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ vốn, sinh kế, xây mới, sửa chữa nhà ở, đỡ đầu trẻ em, trao học bổng, hỗ trợ hằng tháng cho phụ nữ cao tuổi nghèo, đơn thân,...Để tổ chức thực hiện tốt các hoạt động này thì một trong những yêu cầu quan trọng là phải đảm bảo nguồn kinh phí. Qua đó hằng năm, Hội đề xuất nguồn quỹ vì người nghèo của huyện, xã để giúp phụ nữ nghèo, cận nghèo. Năm đầu tiên (năm 2018) đề xuất nguồn kinh phí này là rất khó vì chủ yếu để tổ chức các hoạt động hỗ trợ người nghèo do cơ quan Mặt trận tổ chức. Hội đã nhiều lần đề xuất và nêu rõ quan điểm việc hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo, cuối cùng Mặt trận huyện thống nhất nhưng hỗ trợ kinh phí mỗi năm (2018-2020) chỉ từ 30-50 triệu. Qua những năm sau vì nhu cầu phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững của hộ nghèo, Hội đề xuất nguồn vốn cao hơn bằng cách thực hiện theo phương pháp đối ứng dựa trên nhu cầu cần hỗ trợ của hộ: cụ thể nguồn hỗ trợ từ Ban vận động Quỹ vì người nghèo huyện 60% và Hội đối ứng 40%, riêng hộ làm nhà, sửa nhà được hỗ trợ 100% (Hội không thực hiện đối ứng) và đề xuất tăng số lượng hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo được giúp, kết quả được Ủy ban Mặt trận huyện thống nhất. Theo đó, năm 2021, số hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ là 01 hộ/xã, thị trấn, số tiền được hỗ trợ 259 triệu đồng, đến năm 2022 tăng lên 02 hộ/xã, thị trấn, số tiền được hỗ trợ 383 triệu đồng.  

     Cùng với nguồn đề xuất thì nguồn lực quan trọng và thường xuyên là vận động trong HVPN và các mạnh thường quân. Hằng năm, Hội giao chỉ tiêu cho 22 cơ sở Hội vận động mỗi HVPN tiết kiệm ít nhất 2.000đ/năm để ủng hộ xây dựng nguồn hỗ trợ phụ nữ nghèo của Hội, qua đó đã vận động được từ 80-100 triệu đồng/năm/xã. Một trong những nguồn lực không thể thiếu trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là nguồn vốn vay qua Ngân hàng CSXH. Hội phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi trong nhân dân,… Hằng năm Hội tín chấp với Ngân hàng CSXH huyện làm hồ sơ giải ngân gần 300 hộ. Tổng nguồn vốn đến 30/01/2023 là 272,363 tỷ đồng, có 6.178 hộ vay, trong đó có trên 2.000 lượt hộ nghèo được vay, nhờ có nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Ngoài ra, Hội duy trì và xây dựng 21 mô hình thực hành tiết kiệm làm theo gương Bác, có trên 2.600 thành viên, hằng năm thu được 80-90 triệu và từ 03-04 tấn gạo để giúp HVPN, trẻ em nghèo; duy trì 107 nhóm góp vốn quay vòng tại các chi, tổ Hội, có 12.563 HVPN tham gia, với nguồn vốn tiết kiệm từ 10-30 triệu/năm đã giúp chị em đầu tư mua sắm dụng cụ sản xuất, con giống, sửa chữa nhà ở,… 

Ảnh: Mô hình “Thùng tiền tiết kiệm” của Chi hội phụ nữ thôn Duy Hà, xã Bình Dương

 

Mô hình “Thu gom rác thải biển vào bờ” gây quỹ giúp trẻ mồ côi và phụ nữ nghèo, khó khăn.

 

     Hưởng ứng thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội phát động, Hội đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân hưởng ứng tham gia làm “Mẹ đỡ đầu” để hỗ trợ hằng tháng cho các cháu mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện. Đến nay, các cấp Hội đã liên kết nhận đỡ đầu được 188 cháu với số tiền hằng tháng từ 200.000đ - 1.000.000đ/cháu, tổng số tiền là 64.580.000 đồng/tháng. Việc hỗ trợ cho các cháu không chỉ dừng lại ở hỗ trợ về vật chất mà mẹ đỡ đầu và Hội thường xuyên thăm hỏi, quan tâm đến đời sống tinh thần, học tập của các cháu; dịp Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), Tết Trung thu, nhân dịp năm học mới, Hội và mẹ đỡ đầu đến thăm, tặng quà để giúp các cháu có thêm niềm vui, động lực và tiếp sức giúp các cháu vững bước hơn trên con đường đến trường. 

Chương trình Mẹ đỡ đầu do Hội LHPN huyện tổ chức

 

     Công tác nhân đạo từ thiện được các cấp Hội triển khai thực hiện và trở thành phong trào thi đua mạnh mẽ, thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ, các nhà hảo tâm tham gia, nhờ vậy hằng năm từ huyện đến cơ sở vận động từ 700 - 900 triệu đồng để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ HVPN, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhận chăm sóc thường xuyên 48 phụ nữ đơn thân, già yếu,….

     Xác định công tác an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt, đặc biệt trong bối cảnh chịu tác động lớn của thiên tai, dịch bệnh, trong thời gian tới các cấp Hội trên địa bàn huyện Thăng Bình sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm để huy động nguồn lực, tổ chức thêm nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa với mục tiêu chung “không để ai bị bỏ lại phía sau”, góp phần cùng với địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện./.

Nguồn tin: HTX

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

quangcaotrai1
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,925
  • Tháng hiện tại42,776
  • Tổng lượt truy cập582,117
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây