Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước vừa thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, cải thiện đời sống của người dân, vừa là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên mang tính chiến lược lâu dài của cả hệ thống chính trị. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, thời gian qua, Hội LHPN huyện Thăng Bình đã phát huy vai trò của tổ chức Hội, tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực hưởng ứng tham gia.
Huyện Thăng Bình có 22 xã, thị trấn, đến nay có 20 xã đã về đích nông thôn mới, riêng thị trấn Hà Lam và xã Bình Minh xây dựng đô thị văn minh. Trong đó, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình được UBND tỉnh công nhận đạt xã nông thôn mới năm 2021, chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2026 đạt xã nông thôn mới nâng cao. Trên cơ sở đó, Hội LHPN huyện đã làm việc với Đảng ủy, UBND xã Bình Dương về việc xây dựng mô hình điểm“Gia đình 5 có, 3 sạch” tại địa bàn xã, đồng thời ban hành Kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn Hội LHPN xã Bình Dương tham mưu, xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Đảng ủy xã và tiến hành khảo sát, xây dựng mô hình tại tổ 8, thôn Nam Hà. Nội dung khảo sát theo 8 tiêu chí của mô hình: có ngôi nhà an toàn, có sinh kế bền vững, có sức khỏe, có kiến thức, có nếp sống văn hóa và sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Sau khảo sát, Hội tiến hành xây dựng Kế hoạch ra mắt mô hình và trình UBND huyện hỗ trợ kinh phí, số tiền 21.000.000đ để trao thùng đựng rác cho các thành viên mô hình. Cùng với đó, Hội tiếp tục làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương về xây dựng mô hình và tổ chức ra mắt mô hình vào ngày 18/10/2023. Tại buổi ra mắt, Hội LHPN huyện truyền thông về các tiêu chí của mô hình, hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn và trao 114 thùng đựng rác cho 114 hộ tham gia mô hình.
Từ khi thành lập đến nay, mô hình hoạt động theo quy chế sinh hoạt 01 lần/quý. Hoạt động của mô hình: Tuyên truyền các tiêu chí của mô hình, kiến thức bình đẳng giới, giúp nhau phát triển kinh tế, khởi nghiệp, xây dựng gia đình hạnh phúc, tham gia Câu lạc bộ dân vũ, các hoạt động văn nghệ, thể thao; bảo vệ môi trường, hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn, thường xuyên vận động chị em ra quân dọn vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm,... Bên cạnh đó, Hội LHPN xã tập trung tổ chức các hoạt động như truyền thông chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, đỡ đầu trẻ em, xây dựng các tuyến đường phụ nữ “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”,… nhằm huy động sự vào cuộc của toàn thể HVPN trong đó có các thành viên tham gia mô hình.
Hình ra mắt mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” tại tổ 8, thôn Nam Hà, xã Bình Dương
Từ những giá trị thiết thực, hoạt động mô hình ngày càng phát triển, đến nay trên địa bàn xã Bình Dương đã nhân rộng lên được 02 mô hình, với tổng 448 thành viên; cuối năm bình xét 100% hộ gia đình thành viên tham gia mô hình đều đạt gia đình văn hóa và đạt 08 tiêu chí của mô hình.
Phát huy kết quả đạt được, năm 2024 Hội đưa nội dung quy định mỗi cơ sở Hội ra mắt ít nhất 01 mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” và duy trì hoạt động mô hình chất lượng, hiệu quả vào giao ước thi đua; đồng thời quý II/2024 Hội LHPN huyện tổ chức cho cán bộ Hội là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN 21 xã, thị trấn đến tham quan thực tế tại xã Bình Dương. Qua đó, đến nay từ phạm vi một xã, năm 2024 mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” bắt đầu được lan tỏa ra 21 xã, thị trấn còn lại trên địa bàn huyện, với 27 mô hình, có 2.205 thành viên tham gia, nâng tổng toàn huyện đến thời điểm hiện tại có 28 mô hình với 2.319 thành viên, tại các buổi ra mắt Hội đã cấp 3.391 thùng, giỏ đựng rác và vận động 100 hộ xây dựng hố rác gia đình, tổng trị giá 397.170.000đ
Mô hình được thành lập tại 22 xã, thị trấn nhưng để duy trì và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động, ngoài bảo đảm 08 tiêu chí của mô hình. Các cấp Hội trên địa bàn huyện đã tập trung hỗ trợ mô hình về kiến thức xây dựng gia đình hạnh phúc, hỗ trợ bảo hiểm tai nạn cho hộ phụ nữ, học sinh nghèo, đặc biệt khó khăn, vận động HVPN mua bảo hiểm y tế; đào tạo nghề, hỗ trợ trao sinh kế, xây mới, sữa chữa nhà ở, công trình phụ (nhà tắm và nhà vệ sinh) giúp phụ nữ thoát nghèo bền vững; vận động, đồng hành giúp hội viên phụ nữ tự tin khởi nghiệp, hỗ trợ thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã; phát động phong trào dân vũ thể thao trên địa bàn toàn huyện và các hoạt động văn nghệ, thể thao,... Đặc biệt đến nay, một trong những điểm sáng, nổi bật trong việc xây dựng mô hình trên địa bàn huyện là Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hình thành được thoái quen phân loại rác thải tại nguồn cho thành viên mô hình; tuyên dương phụ nữ làm tổ thu gom rác thải; phát động xây dựng, duy trì 43 tuyến đường phụ nữ tự quản “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” và trong năm 2024 tiếp tục xây dựng mới 22 tuyến tại địa bàn các xã, thị trấn; kết nối, vận động nhận đỡ đầu 313 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục vững bước đến trường; nhận hỗ trợ thường xuyên 54 phụ nữ đơn thân, già yếu, khó khăn, số tiền 300.000đ - 1.000.000đ/tháng.
Hình ảnh các tuyến đường phụ nữ tự quản “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”
Ngoài xây dựng nhân rộng mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”, các cơ sở Hội trên địa bàn huyện đã thành lập, duy trì hoạt động của 111 mô hình trợ lực về xây dựng gia đình hạnh phúc, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường có trên 5 nghìn thành viên tham gia; duy trì 49 địa chỉ tin cậy phòng chống bạo lực gia đình. Hoạt động của các mô hình đã góp phần nâng cao nhận thức cho các hộ gia đình thành viên và lan tỏa trong cộng đồng khu dân cư; qua đó góp phần tương trợ giúp mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” thực hiện được thuận lợi và thành công.
Với những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định mô hình "Gia đình 5 có, 3 sạch” đã tạo chuyển biến mạnh mẽ, giúp hội viên, phụ nữ nâng cao kiến thức, tạo việc làm, sinh kế, bảo vệ môi trường, hình thành thói quen phân loại rác thải tại gia đình và tham gia các hoạt động rèn luyện, bảo vệ sức khoẻ,… qua đó góp phần phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở địa phương.
Thời gian tới, Hội LHPN từ huyện đến cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng, nhân rộng mô hình, tổ chức tọa đàm, giao lưu, tham quan thực tế các mô hình tiêu biểu để tìm giải pháp phát triển mô hình, khuyến khích cách làm hay, sáng tạo, thiết thực với hội viên, phụ nữ gắn với nội dung vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Tạo bước đột phá từ nhận thức đến hành vi, tinh thần trách nhiệm và sự tự giác thực hiện của toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ nhằm xây dựng, giữ vững và nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu tại địa phương./.
Huỳnh Thị Xuân – Hội LHPN huyện.
Huyện Thăng Bình có 22 xã, thị trấn, đến nay có 20 xã đã về đích nông thôn mới, riêng thị trấn Hà Lam và xã Bình Minh xây dựng đô thị văn minh. Trong đó, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình được UBND tỉnh công nhận đạt xã nông thôn mới năm 2021, chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2026 đạt xã nông thôn mới nâng cao. Trên cơ sở đó, Hội LHPN huyện đã làm việc với Đảng ủy, UBND xã Bình Dương về việc xây dựng mô hình điểm“Gia đình 5 có, 3 sạch” tại địa bàn xã, đồng thời ban hành Kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn Hội LHPN xã Bình Dương tham mưu, xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Đảng ủy xã và tiến hành khảo sát, xây dựng mô hình tại tổ 8, thôn Nam Hà. Nội dung khảo sát theo 8 tiêu chí của mô hình: có ngôi nhà an toàn, có sinh kế bền vững, có sức khỏe, có kiến thức, có nếp sống văn hóa và sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Sau khảo sát, Hội tiến hành xây dựng Kế hoạch ra mắt mô hình và trình UBND huyện hỗ trợ kinh phí, số tiền 21.000.000đ để trao thùng đựng rác cho các thành viên mô hình. Cùng với đó, Hội tiếp tục làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương về xây dựng mô hình và tổ chức ra mắt mô hình vào ngày 18/10/2023. Tại buổi ra mắt, Hội LHPN huyện truyền thông về các tiêu chí của mô hình, hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn và trao 114 thùng đựng rác cho 114 hộ tham gia mô hình.
Từ khi thành lập đến nay, mô hình hoạt động theo quy chế sinh hoạt 01 lần/quý. Hoạt động của mô hình: Tuyên truyền các tiêu chí của mô hình, kiến thức bình đẳng giới, giúp nhau phát triển kinh tế, khởi nghiệp, xây dựng gia đình hạnh phúc, tham gia Câu lạc bộ dân vũ, các hoạt động văn nghệ, thể thao; bảo vệ môi trường, hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn, thường xuyên vận động chị em ra quân dọn vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm,... Bên cạnh đó, Hội LHPN xã tập trung tổ chức các hoạt động như truyền thông chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, đỡ đầu trẻ em, xây dựng các tuyến đường phụ nữ “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”,… nhằm huy động sự vào cuộc của toàn thể HVPN trong đó có các thành viên tham gia mô hình.
Hình ra mắt mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” tại tổ 8, thôn Nam Hà, xã Bình Dương
Từ những giá trị thiết thực, hoạt động mô hình ngày càng phát triển, đến nay trên địa bàn xã Bình Dương đã nhân rộng lên được 02 mô hình, với tổng 448 thành viên; cuối năm bình xét 100% hộ gia đình thành viên tham gia mô hình đều đạt gia đình văn hóa và đạt 08 tiêu chí của mô hình.
Phát huy kết quả đạt được, năm 2024 Hội đưa nội dung quy định mỗi cơ sở Hội ra mắt ít nhất 01 mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” và duy trì hoạt động mô hình chất lượng, hiệu quả vào giao ước thi đua; đồng thời quý II/2024 Hội LHPN huyện tổ chức cho cán bộ Hội là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN 21 xã, thị trấn đến tham quan thực tế tại xã Bình Dương. Qua đó, đến nay từ phạm vi một xã, năm 2024 mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” bắt đầu được lan tỏa ra 21 xã, thị trấn còn lại trên địa bàn huyện, với 27 mô hình, có 2.205 thành viên tham gia, nâng tổng toàn huyện đến thời điểm hiện tại có 28 mô hình với 2.319 thành viên, tại các buổi ra mắt Hội đã cấp 3.391 thùng, giỏ đựng rác và vận động 100 hộ xây dựng hố rác gia đình, tổng trị giá 397.170.000đ
Mô hình được thành lập tại 22 xã, thị trấn nhưng để duy trì và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động, ngoài bảo đảm 08 tiêu chí của mô hình. Các cấp Hội trên địa bàn huyện đã tập trung hỗ trợ mô hình về kiến thức xây dựng gia đình hạnh phúc, hỗ trợ bảo hiểm tai nạn cho hộ phụ nữ, học sinh nghèo, đặc biệt khó khăn, vận động HVPN mua bảo hiểm y tế; đào tạo nghề, hỗ trợ trao sinh kế, xây mới, sữa chữa nhà ở, công trình phụ (nhà tắm và nhà vệ sinh) giúp phụ nữ thoát nghèo bền vững; vận động, đồng hành giúp hội viên phụ nữ tự tin khởi nghiệp, hỗ trợ thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã; phát động phong trào dân vũ thể thao trên địa bàn toàn huyện và các hoạt động văn nghệ, thể thao,... Đặc biệt đến nay, một trong những điểm sáng, nổi bật trong việc xây dựng mô hình trên địa bàn huyện là Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hình thành được thoái quen phân loại rác thải tại nguồn cho thành viên mô hình; tuyên dương phụ nữ làm tổ thu gom rác thải; phát động xây dựng, duy trì 43 tuyến đường phụ nữ tự quản “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” và trong năm 2024 tiếp tục xây dựng mới 22 tuyến tại địa bàn các xã, thị trấn; kết nối, vận động nhận đỡ đầu 313 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục vững bước đến trường; nhận hỗ trợ thường xuyên 54 phụ nữ đơn thân, già yếu, khó khăn, số tiền 300.000đ - 1.000.000đ/tháng.
Hình ảnh các tuyến đường phụ nữ tự quản “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”
Ngoài xây dựng nhân rộng mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”, các cơ sở Hội trên địa bàn huyện đã thành lập, duy trì hoạt động của 111 mô hình trợ lực về xây dựng gia đình hạnh phúc, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường có trên 5 nghìn thành viên tham gia; duy trì 49 địa chỉ tin cậy phòng chống bạo lực gia đình. Hoạt động của các mô hình đã góp phần nâng cao nhận thức cho các hộ gia đình thành viên và lan tỏa trong cộng đồng khu dân cư; qua đó góp phần tương trợ giúp mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” thực hiện được thuận lợi và thành công.
Với những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định mô hình "Gia đình 5 có, 3 sạch” đã tạo chuyển biến mạnh mẽ, giúp hội viên, phụ nữ nâng cao kiến thức, tạo việc làm, sinh kế, bảo vệ môi trường, hình thành thói quen phân loại rác thải tại gia đình và tham gia các hoạt động rèn luyện, bảo vệ sức khoẻ,… qua đó góp phần phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở địa phương.
Thời gian tới, Hội LHPN từ huyện đến cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng, nhân rộng mô hình, tổ chức tọa đàm, giao lưu, tham quan thực tế các mô hình tiêu biểu để tìm giải pháp phát triển mô hình, khuyến khích cách làm hay, sáng tạo, thiết thực với hội viên, phụ nữ gắn với nội dung vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Tạo bước đột phá từ nhận thức đến hành vi, tinh thần trách nhiệm và sự tự giác thực hiện của toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ nhằm xây dựng, giữ vững và nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu tại địa phương./.
Huỳnh Thị Xuân – Hội LHPN huyện.