Chi tiết tin

Khởi nghiệp

Nhìn lại 05 năm (2016-2021) thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững của Hội LHPN xã Bình Dương

Thứ tư - 25/08/2021 03:57   Đã xem: 557
       Nhiệm vụ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp Hội trên địa bàn huyện chú trọng triển khai thực hiện, tiêu biểu như cách làm và hiệu quả đạt được mà Hội LHPN xã Bình Dương đã thực hiện trong 05 năm qua (2016-2021).
      Để làm được điều đó, Hội LHPN xã Bình Dương đã chia thành nhiều mục tiêu, phương pháp nhỏ xoay quanh các vấn đề chính sau:
       Thứ nhất, hằng năm Hội giúp đạt ít nhất 02 hộ thoát nghèo bền vững thông qua phong trào “ Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”.
        Hằng năm, BCH Hội LHPN xã phối hợp cùng UBND, Chi hội khảo sát, nắm chắc các hộ nghèo, hộ cận nghèo có khả năng thoát nghèo bền vững. Tiếp tục rà soát thực tế từng hộ và nắm bắt nhu cầu của hộ gia đình. Sau đó xây dựng kế hoạch cụ thể đối với từng hộ, Hội giúp bằng cách nào, như thế nào để đảm bảo đạt hiệu quả.
Với phương châm “Giúp cái phụ nữ cần, chứ không phải trao cái Hội có trong nhiệm kỳ qua, Hội đã tổ chức nhiều diễn đàn, đối thoại để nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của chị em để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ như diễn đàn “ Lắng nghe ý kiến của Phụ nữ  nghèo” , “ Tiếp sức phụ nữ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững”, “ Tọa đàm bàn giải pháp phát triển kinh tế”. Đồng thời, vận động các mạnh thường quân, người con quê hương cùng chung tay giúp đỡ phụ nữ nghèo, khó khăn. Trong 5 năm qua, Hội đã trao phương tiện sinh kế cho 17 chị trị giá 115 triệu đồng, như: trao 20 con lợn giống, 2 con bò giống sinh sản,1 chiếc xe nước mía, 1 phần ngư  lưới cụ, 4 chiếc máy may. Qua đó, Hội đã giúp10 chị thoát nghèo bền vững.

Hình ảnh: Chị Hồ Thị Mỹ Lệ - Chủ tịch Hội LHPN xã Bình Dương
trao sinh kế giúp phụ nữ thoát nghèo
       Thứ hai, là chú trọng xây dựng và duy trì các mô hình, CLB trợ lực cho phụ nữ phát triển kinh tế:
Đối với nội dung này, Hội LHPN xã tiếp tục duy trì Câu lạc bộ “Phụ nữ phát triển kinh tế” tại tổ Cây Mộc với 41 thành viên tham gia (có 40 hộ). CLB này hoạt động theo phương thức: giúp nhau về công lao động, hỗ trợ, chia sẽ các kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, giúp nhau về vốn thông qua hình thức góp vốn xoay vòng, số tiền góp1.500.000đ/tháng/chị để mở rộng kinh doanh, tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế. Ngoài ra, CLB còn có thêm nguồn quỹ để khen tặng cho các em đạt thành tích tốt trong học tập. 5 năm qua, đã giúp cho hơn 100 chị tạo thu nhập ổn định và phát triển kinh tế, xây dựng gia định hạnh phúc, tiêu biểu như chị Phan Thị Thu, Chị Nguyễn Thị Lê, Chị Trần Thị Tiến…
Hội xây dựng và nhân rộng mô hình nhóm “ Phụ nữ tương trợ phát triển kinh tế không lấy lãi” tại Tổ 3 thôn Duy Hà và sau đó nhân rộng ra tổ 4, thôn Duy Hà. Mô hình này hoạt động tương tự như CLB Phụ nữ phát triển kinh tế của Tổ Cây Mộc. Hiện nay có 55 chị tham gia;             Qua hoạt động, mô hình đã giúp 33 chị khó khăn để có điều kiện mua sắm ngư lưới cụ, mua dụng cụ, tủ để bán mỳ, mua đậu giống, mua máy xay nước mía,… để phát triển kinh tế. Đặc biệt, từ số tiền góp vốn, các chị đã tích lũy mỗi chị 100.000đ/năm để cuối năm hỗ trợ lại cho hội viên phụ nữ nghèo, khó khăn, trẻ em khuyết tật. Trong 5 năm, từ số tiền tích lũy đã trao gần 100 suất quà với số tiền gần 30 triệu đồng.
          Xây dựng và duy trì hiệu quả nhóm “Phụ nữ trợ lực kinh tế” do chị Ngô Thị Hạnh Thôn Bàu Bính làm nhóm trưởng. Nhóm này có 5 thành viên, các thành viên đứng cánh ở mỗi địa bàn, kết nối với các hộ gia đình, tìm kiếm việc làm và tạo việc làm chung cho nhóm. Với phương thức này, đã đem lại thu nhập ổn định cho các thành viên với số tiền bình quân 150.000đ – 200.000đ/ngày. Ngoài ra, nhóm còn hoạt động trên “tinh thần tương thân tương ái” nghĩa là cùng giúp nhau hỗ trợ giúp ngày công trong vụ mùa thu hoạch, xuống giống (khi có chị em HVPN trong xóm, thôn bị đau ốm). Tính đến nay, nhóm đã giúp trên 200 lượt ngày công cho gia đình chị em phụ nữ gặp khó khăn, đau ốm đột xuất.
           Thứ ba, chú trọng tập trung hỗ trợ chị em về vốn để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế.
          Một trong những điều kiện quan trọng để giúp hội viên phát triển kinh tế có hiệu quả  là huy động các nguồn vốn để giúp chị em có điều kiện đầu tư, phát triển sản xuất. Trong nhiệm kỳ, Hội đã tin chấp với  Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, tạo điều kiện, hỗ trợ cho 344 hộ vay, với tổng dư nợ trên 8,5 tỷ. Từ số tiền vay, đã giúp cho hơn 253 hộ vay thoát nghèo bền vững, nhiều hộ gia đình phụ nữ vươn lên làm ăn khá giỏi, nuôi con ăn học thành tài, xây dựng gia đình hạnh phúc, điển hình như chị Nguyễn Thị Bảy thôn Lạc Câu, chị Võ Thị Tám thôn Nam Hà…
         Đồng thời với việc tín chấp, hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng, trong nhiệm kỳ Hội đã chú trọng việc huy động nguồn vốn tại chỗ để giúp chị em phát triển kinh tế. Kết quả, đến nay, toàn xã có 43 nhóm GVQV gồm 484 chị tham gia với số tiền trên 596 triệu đồng/ tháng đã giúp 43 chị mượn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
       Thứ tư, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 939/QĐ- TTg ngày 30/6/2017 về “hỗ trợ phự nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”.
        Hằng năm vận động HVPN tham gia cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong phụ nữ” do Hội LHPN huyện tổ chức. Hội đã hỗ trợ ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của chị Nguyễn Thị Hiền –HVPN Thôn Duy Hà với ý tường “ Sản xuất nước mắm cửa khe gắn với du lịch làng nghề”., cụ thể Hội đã phối hợp với Ban nông nghiệp xã giới thiệu chị Hiền tham gia các lớp tập huấn nâng cao chế biến sản xuất, tham quan học tập kinh nghiệm do tỉnh tổ chức; hưỡng dẫn các hồ sơ thủ tục ban đầu để chị thành lập hợp tác xã đúng theo quy định; đề xuất UBND xã, huyện hỗ trợ kinh phí sản xuất cho hộ chị Nguyễn Thị Hiền; đồng thời Hội cũng đã cho vay 30.000.000 đồng, không lấy lãi suất tạo điều kiện để bước đầu chị Hiền có vốn mạnh dạn mở hợp tác xã. Ngoài ra, Hội còn giúp Chị Hiền làm thủ tục vay vốn NHCSXH huyện (thông qua kênh Nông Dân xã); Tích cực giới thiệu tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Nước mắm cửa khe của Chị Hiền được thị trường trong và ngoài huyện tiêu thụ.

Bên cạnh đó, Đề án 1956/QĐ-TTg ngày 27/1/2009 về việc “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” cũng được Hội chú trọng. Hội đã mở 3 lớp kỹ thuật chế biến nấu ăn có 85 chị tham gia, giúp 5 chị tiếp cận việc làm hiệu quả sau khi nhận chứng chỉ; phối hợp khảo sát lao động nữ trong độ tuổi 18 – 50 tuổi có 1.235 chị, qua đó giới thiệu nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nữ có 194 chị, trong đó giới thiệu may công nghiệp cho 56 chị tại các công ty lân cận xã như Bình Triều, Duy Hải, Hương An…Tiếp nhận và giới thiệu 155 hồ sơ nữ để phỏng vấn vào làm việc tại Khu Vinpearl.Vận động chị em tham dự buổi tuyên truyền và tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động tại huyện, xã có 127 chị dự. Qua đó đã hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn làm thủ tục xuất khẩu lao động tại Nhật Bản có 02 chị.
Bằng những việc làm cụ thể trên, nhiệm kỳ qua Hội  đã góp phần cùng với địa phương làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã từ 7.66% năm 2016 xuống còn 2.75 % năm 2020. Hiện nay, hầu hết số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thuộc diện nghèo bảo trợ (số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ trong độ tuổi lao động  không còn nữa).
           Trong thời gian đến, Hội LHPN huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở Hội tập trung thực hiện tốt hơn nữa đến nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững  góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh./.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

quangcaotrai1
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay967
  • Tháng hiện tại19,748
  • Tổng lượt truy cập900,556
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây